Kỳ thi chọn HSG quốc gia lớp 12 THPT năm 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 216/KTKĐCLGD
V/v Thông báo kết quả giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia lớp 12 THPT năm 2010

Click xem kết quả của Đồng Tháp

<Trở về trang chủ>

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2010
Kính gửi:
– Các sở giáo dục và đào tạo;
– Đại học Quốc gia Hà Nội;
– Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh;
– Các trường đại học có khối lớp THPT chuyên;
– Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc.
Thực hiện Quy chế thi chọn học sinh giỏi, Ban chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2010 đã hoàn tất việc chấm thi, lên điểm.
Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD thông báo tới các đơn vị danh sách thí sinh đoạt giải đã được Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Đề nghị các đơn vị khẩn trương thông báo kết quả thi đến thí sinh. Nếu phát hiện sai sót về các thông tin của thí sinh (như họ, tên hoặc tên đệm, ngày tháng năm sinh, trường…), cần gửi ngay công văn đề nghị chỉnh sửa về Bộ (Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD) trước ngày 07/4/2010 để kịp thời in và cấp Giấy chứng nhận cho thí sinh.
Đối với trường hợp thí sinh xin phúc khảo bài thi, các đơn vị cần đối chiếu để đảm bảo đủ điều kiện đã quy định trong Quy chế thi chọn học sinh giỏi. Trước ngày 15/4/2010, các đơn vị phải gửi về Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD danh sách đề nghị phúc khảo và kinh phí phúc khảo do thí sinh nộp theo quy định hiện hành.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp, liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD theo số fax 04.38683700; điện thoại 04.38683992, 04.38684825 và 0914502621 (Ông Nguyễn Duy Kha, Trưởng phòng Khảo thí)./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– TT. Nguyễn Vinh Hiển (để b/c);
– Lưu: Cục KTKĐCLGD. KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

(đã ký)

Trần Văn Nghĩa

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020

<Trở về trang chủ>

Quyết định phê duyệt Đề án ‘Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020’
Số tư liệu: 1956/QĐ-TTg
Ngày ban hành: 27-11-2009
Tệp đính kèm: QD1956TTG.DOC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triểnđào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
b) Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;
c) Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương;
d) Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình;
đ) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
– Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã;
– Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;
– Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế – xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

b) Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn

– Giai đoạn 2009 – 2010
+ Tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn theo mục tiêu của Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo đến năm 2010 (Dự án 7) bằng các chính sách của Đề án này;
+ Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn với khoảng 18.000 người, 50 nghề đào tạo và đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình này tối thiểu đạt 80%;
+ Phấn đấu hoàn thành “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2006 – 2010” được phê duyệt theo Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
– Giai đoạn 2011 – 2015
Đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn, trong đó:
+ Khoảng 4.700.000 lao động nông thôn được học nghề (1.600.000 người học nghề nông nghiệp; 3.100.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 120.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%;
+ Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế – xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã.
– Giai đoạn 2016 – 2020
Đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, trong đó:
+ Khoảng 5.500.000 lao động nông thôn được học nghề (1.400.000 người học nghề nông nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 380.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%;
+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế – xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế – xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
II. ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.
2. Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị – xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.

Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning’ năm học 2009-2010

<Trở về trang chủ>

Quyết định về việc ban hành thể lệ cuộc thi quốc gia ‘Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning’ năm học 2009-2010
Số tư liệu: 908/QĐ-BGDĐT
Ngày ban hành: 08-03-2010
Tệp đính kèm: 908-QD-BGDDT.pdf

Căn cứ Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012;

Căn cứ Quyết định số 7939/QĐ-BGDĐT ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 8863/QĐ-BGDĐT ngày 18/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning” năm học 2009 – 2010;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Thể lệ cuộc thi quốc gia “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning” năm học 2009-2010.

Điều 2. Ban Tổ chức cuộc thi có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn cuộc thi theo Thể lệ này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các thành viên Ban Tổ chức cuộc thi;
– Các Sở GD&ĐT;
– Các trường ĐH, CĐ Sư phạm
– Website Bộ; Website cuộc thi;
– Lưu: VT, Cục CNTT. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Vinh Hiển